Điều gì khiến doanh nghiệp lớn phá sản

Quà mừng tuổi doanh nhân năm mới!

Ngồi đọc lại bài viết này thấy mình viết hay thế, chỉ có ông đọc sách nhiều và ngồi nghiềm ngẫm mới viết tốt như thế được. 
Còn mình năm nay quay lại làm Ceo điều hành chi tiết, sợ không có nhiều thời gian để viết được những bài siêu đỉnh này cho mọi người. 
Bài này cực tốt cho mấy ông đang có chút thành công học tập mà sửa mình. Nội dung copy lại bài viết cá nhân năm trước nữa.

Thực chất ko chỉ F21 mà 1 loạt các cty thời trang kiểu này cũng gặp khó khăn cùng cực. Đương nhiên trong bài viết này sẽ chỉ tập trung nhiều vào F21. 

Thời thế tạo anh hùng, thời thế cũng giết anh hùng cũ, tạo ra anh hùng mới, quan trọng là mình là anh hùng cũ hay anh hùng mới thì phải khách quan mà nhìn nhận thôi. 

Nguyên nhân 1: lớn nhất, cả ngành và nhiều ngành. Sát thủ chính là Smartphone, là công nghệ thông tin liền lạc, mạng xã hội thế hệ mới.... nó làm thay đổi tận gốc cuộc chơi. Nhiều năm mình quan sát, đọc các tài liệu, nghiền ngẫm... thấy rằng là giờ đây quyền lực trao dần vào các doanh nghiệp nhỏ, thấu hiểu khe kẽ thị trường. Làm to thì cũng tốt, nhưng nó có cái hay cái dở, to chậm ko linh hoạt, sát sao thì chết. To thì phải tận dụng được cái hay của to, nếu ko thì toi. Ở đây công nghệ đã thay đổi cuộc chơi. Các cty này trước đây lãi đến từ 2 việc chính là: chịu khó sang các nước ban đầu Đài Loan, Hồng Kong những năm 90, sau đó TQ, VN những năm 2000 và giờ cả Cam, Banglades... đặt hàng. Cái này quan trọng nhé. Rẻ bằng 1/3 so với đối thủ ở Mỹ hay Châu Âu là lợi nhuận từ đó chứ ở đâu. Ngoài ra mình thấy cái này cũng quan trọng với F21 là việc chơi bài giống Zara là hơi fake hàng hiệu, cái này quan trọng nhé, giá sản xuất rẻ nhưng giá trị trong mắt khách hàng cao là dễ bán được nhiều hàng lắm, lợi nhuận cũng từ đây rất nhiều. Nhưng giờ với bọn lin kin be bé nhưng nó làm còn sâu hơn, nó cũng mua tận gốc mà giờ nó còn bán tận ngọn, nó cũng bám vào chính các ông này với chi phí cửa hàng ảo và chỉ cần lợi nhuận ít vẫn cháy hết mình mà làm. Bọn bé bé này rất kinh đó, nó chính là anh hùng thế hệ kế tiếp như thế hệ trước đã nhiệt huyết hạ bệ các ông lớn và vươn lên như thế nào. Nói chung 1 người hay 1 nhóm nhỏ làm nó có cái nhiệt huyết, cái danh dự ( ko đổ lỗi cho ông chủ hay ai khác nếu làm thuê), nên nó có sự nhiệt huyết và thấu hiểu đối tượng nó phục vụ lắm. Mình thấy đây chính là gốc vấn đề, lợi thế mà thế hệ trước mạnh dạn đi trước giờ đã tan biến rồi. Trước 50 thằng đi, giờ 50000 thằng đi, kiểu ở VN là hàng Lạng Sơn, Móng Cái, Quảng Châu trước nay đó. Thì lợi thế nó tan biến mất rồi. 

Nguyên nhân 2: cái này dân Châu Á mắc nặng, dân giàu lên cũng hay mắc, mình cũng mắc. Đó là bệnh đột kim, đó là xa rời những khách hàng giúp mình lên người. Chúng ta cứ thấy con các gia đình giàu có Châu Á sặc mùi đồ hiệu, nó thích như thế, nó thể hiện như vậy. Nó tiếp quản doanh nghiệp gia đình mà nó bán quần áo giá rẻ, bình dân được sao? Ko thể luôn. Rồi bắt những đứa bé đi làm hàng nhái thương hiệu á? Bố mẹ giết con đi còn hơn, bạn bè con nó khinh. Nói chung là sẽ lẫn lộn linh tinh kinh doanh kiếm lợi nhuận hay kinh doanh tìm danh tiếng.... Ngoài ra các thế hệ sáng lập cũng dần mắc bệnh coi thành công của mình là đương nhiên mà ko hiểu rằng mình lên được có cả may mắn và thời thế thay đổi. Xa rời dần khách hàng, ko còn thấu hiểu khách hàng nữa thì các sản phẩm nó ko "chạm" được vào khách đâu.  Giờ thời thay đổi mình có thay đổi ko? Cũng khó cực. Khi đã có chút tiền mà chi tiêu cho doanh nghiệp chi ly, tính toán cẩn thận từng tý như ngày khởi nghiệp á? Quên mịe đi. Mình giờ cũng cảm nhận mình cũng như vậy, quyết tiền trăm, tiền tỷ nhẹ như tênh ( thấy sai vãi). Mà khi khởi nghiệp mua cái máy tính cho mình đắn đo suy nghĩ 3 tháng, cuối cùng mua con đã sử dụng. Để thấy là có còn khách quan, có còn sửa mình để giữ mình như xưa được hay ko là rất khó nhé. Nói ngắn gọn là mình lên do may hay mình lên do giỏi? Khách quan mà trả lời, tự thấy thành tựu rồi tự khen mình hoài, khen nhiều tưởng thật là tâm bệnh nặng ko chữa được đâu. 

Nguyên nhân 3: cái này mình điều nghiên Zara, Uniqlo.... đều thấy các doanh nghiệp này đều học tư duy quản trị như Peter Drucker với bên Uniqlo và Zara với Lean. Các doanh nghiệp này điển hình là sếp giữ mình lắm. Vẫn sống cùng doanh nghiệp, sống cùng khách hàng, với mức chi tiêu như xưa. Và đều rất khách quan khi mua được hàng rẻ, lãi nhiều... thì vẫn hiểu rõ sẽ đến 1 ngày bọn chiu chiu nó theo được. Nên đều tận dụng quy mô lớn để tiến 2 việc. Thứ nhất là nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, và kéo giá thành sản xuất ngày càng rẻ hơn. Rẻ hơn và chất hơn bọn chiu chiu nhiều. Ngoài ra về giá trị, Zara vẫn bắn những bài nâng giá trị như bị kiện vì nhái ông hàng hiệu nọ, ông to kia. Khách nghe rõ có vấn đề về đạo đức nhưng lại thích mua, giống hàng hiệu giá bằng 1/3, ko mua ko phải các chị em. Còn Uniqlo đầu tư về nghiên cứu chất liệu mới, các đột phá mới về sản phẩm rất mạnh. 
Nói chung là nguyên nhân 3 này thì nói ngắn gọn, tích lũy để đầu tư cho tương lai, phải R&D và làm chuyên mới hơn nhiệt huyết bọn chiu chiu được. Chứ như F21 mọi người mua hàng đều bảo hàng chợ bỏ cha, chất kém kinh. 

Đó, 3 nguyên nhân đó nhá. Ae nào thích bàn tiếp thì bàn. Hehe. Còn các nguyên nhân lặt vặt nó nhiều lắm, ko thể rõ hết 1 doanh nghiệp được. Nhưng với khung này, sẽ còn 1 đống tướng tiếp tục ra đi cho xem.

Bình luận

Khách hàng đã tạo website

X

Liên hệ

Tin tức nổi bật

G