5 bước lập kế hoạch mở nhà thuốc theo đúng quy cách

Lập kế hoạch mở nhà thuốc là bước đầu tiên và quan trọng nhất nếu bạn có ý định kinh doanh thuốc. Một quy trình bài bản sẽ giúp việc mở nhà thuốc theo đúng kế hoạch, đầy đủ giúp hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình thực hiện. Năm bước sau cụ thể sau sẽ giúp ích cho bạn khi bắt tay vào dự án kinh doanh sắp tới.

1. Chọn địa điểm khi lập kế hoạch mở nhà thuốc

Việc chọn địa điểm phù hợp sẽ đóng vai trò quan trọng nhất giúp mang lại hiệu quả trong quá trình vận hành

Việc chọn địa điểm phù hợp sẽ đóng vai trò quan trọng nhất giúp mang lại hiệu quả trong quá trình vận hành

Đặc thù nhà thuốc và ngành sức khỏe của chúng ta là việc thăm khám, trao đổi với bệnh nhân để tư vấn chính xác, vì vậy việc lựa chọn địa điểm phù hợp thuận tiện cho bệnh nhân, đóng vai trò quan trọng nhất giúp mang lại hiệu quả trong quá trình vận hành và mang lại doanh thu. Đối với nhà thuốc, có một vài lưu ý bạn cần liệt kê khi chấm điểm một địa điểm phù hợp với mô hình như sau:

  • Khảo sát dân cư: nên đặt nhà thuốc ở những nơi đông dân đặc biệt như chợ, đối diện trường học, khu dân cư sinh sống, thuận đường xá để dễ dàng vừa có khách quen vừa có khách vãng lai qua lại. Nhiều con phố có những ngõ nhỏ bên trong rất nhiều hộ dân, lúc này nhà thuốc của bạn ở đầu phố chắc chắn sẽ là lựa chọn ưu tiên của các hộ gia đình này. Tiếp đó, bạn cần tìm hiểu đặc điểm dân cư như độ tuổi, thu nhập, mức chi tiêu cho mặt hàng sức khoẻ,.. để có thể lên danh mục thuốc phù hợp và tính toán mức chi phí đầu tư cho nhà thuốc của mình. Để hiểu được đặc điểm dân cư và lối sống, cách tốt nhất là bạn nên dành thời gian quan sát và đi khảo sát với chính những người dân sinh sống tại đó.
  • Khảo sát đối thủ cạnh tranh: Hiện nay với sự phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ trong ngành y tế ngày càng tăng cao. Trong đó các nhà thuốc bán lẻ và các chuỗi nhà thuốc lớn kể tên như Long Châu, An Khang, Pharmacity,….đã phủ khắp mọi con đường giúp việc tiếp cận các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ ngày càng tiện lợi đồng thời sức ép cạnh tranh của ngành bán lẻ thuốc cũng lớn dần. Việc giữ chân khách hàng và tiếp cận thêm khách hàng mới ngày càng phụ thuộc rất nhiều vào thái độ bán hàng và tư vấn cũng như đáp ứng được nhu cầu của người mua.
  • Cân đối chi phí thuê mặt bằng: Ngay từ đầu chúng ta cần phải cân đối chi phí thuê mặt bằng so với việc cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng. Không ít nhà thuốc chọn vị trí đắc địa khai trương sau một thời gian phải đóng cửa vì không đủ chi phí trang trải. Vì vậy chúng ta cần tính đến việc tỷ lệ doanh thu dự kiến/chi phí thuê mặt bằng để xem khu vực nào sẽ là lựa chọn tối ưu nhất nhé.

2. Thiết kế nhà thuốc

Việc thiết kế nhà thuốc đóng vai trò quan trọng để nhà thuốc được cấp giấy chứng nhận GPP

Việc thiết kế nhà thuốc đóng vai trò quan trọng để nhà thuốc được cấp giấy chứng nhận GPP

Sau khi lo xong thủ tục pháp lý, khâu tiếp theo trong kế hoạch mở nhà thuốc của bạn chính là thiết kế, bày biện nhà thuốc. Việc bày trí phải đáp ứng quy tắc FIFO (First In First Out) tức là hàng nào nhập vào trước sẽ xuất ra bán trước, quy tắc FEFO (First Expired First Out) hàng nào cận ngày hết hạn sẽ bán trước,  yêu cầu khoa học, thuận tiện cho cả khách và người bán. Đặc biệt một bày trí hợp lý sẽ giúp bạn dễ dàng nhớ vị trí để thuốc, kiểm soát hàng nhanh chóng.

Trong bước này, bạn cần liệt kê chi tiết các món đồ cần mua từ kệ, tủ đến đèn, và đặc biệt phải có máy lạnh để đảm bảo nhà thuốc của bạn ở nhiệt độ dưới 30 oC, và chuẩn bị nhiệt ẩm kế, tủ mát nếu danh mục sản phẩm có thuốc bảo quản nhiệt độ mát. Ngoài ra, nhà thuốc cần có những tài liệu chuyên môn như nội quy, quy trình thao tác chuẩn (SOP), danh mục các loại thuốc cấm kiểm soát đặc biệt theo thông tư 20/2017/TT-BYT, danh mục thuốc độc theo thông tư 06/2017/TT-BYT, tài liệu tra cứu văn bản pháp luật liên quan đến bán lẻ dược phẩm có sẵn trong nhà thuốc. Việc thiết kế nhà thuốc đúng theo hướng dẫn thực hành tốt bán lẻ thuốc (GPP) đóng vai trò quan trọng giúp nhà thuốc của bạn đạt được chứng nhận GPP, tạo sự tin cậy với khách hàng.

3. Hoàn tất các thủ tục pháp lý

Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý là một trong những bước quan trọng để mở nhà thuốc

Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý là một trong những bước quan trọng để mở nhà thuốc

Trong bước lập kế hoạch mở nhà thuốc, bạn bắt buộc phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý. Tình trạng nhập nhằng giấy tờ thủ tục sẽ khiến nhà thuốc của bạn không thể tiến hành kinh doanh. Một số các yêu cầu bắt buộc về thủ tục khi bạn mở nhà thuốc, còn tùy nơi sẽ có những yêu cầu khác:

  • Dược sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn: Đối với nhà thuốc, phải có trình độ đại học ngành Dược, có bằng cấp công nhận. Đối với quầy thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn phải đáp ứng yêu cầu bằng Cao đẳng hoặc Trung cấp Dược.
  • Thủ tục pháp lý cần thiết: Bạn phải hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý mở quầy thuốc. Một cơ sở có thể bắt đầu kinh doanh khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
  • Có chứng chỉ hành nghề do Sở Y Tế cấp.
  • Có đầy đủ giấy chứng nhận Đăng ký và Kinh doanh dược phẩm (do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh cấp) và đã được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng đủ điều kiện hành nghề bán lẻ thuốc.
  • Các giấy chứng nhận khác: Hồ sơ mở bán thuốc cần phải xin giấy đủ điều kiện hành nghề, đồng thời chuẩn bị xin thẩm định GPP (bộ các nguyên tắc tiêu chuẩn trong hành nghề tại cơ sở bán lẻ thuốc).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ pháp lý, nhà thuốc được thiết kế chuẩn chỉnh theo hướng dẫn thực hành tốt bán lẻ thuốc (GPP), bạn đăng ký xin thẩm định nhà thuốc từ Sở Y Tế và đợi đoàn thanh tra đến thẩm định. Trong ngày thẩm định, nếu điểm thẩm định trên 90% và nhà thuốc của bạn không vướng vào các tiêu chí không chấp nhận được thì xin chúc mừng bạn, ngay từ thời điểm này bạn đã có thể bắt đầu cung cấp những sản phẩm dịch vụ y tế đến khách hàng của bạn.

4. Lựa chọn và nhập hàng khi lập kế hoạch mở nhà thuốc

Để duy trì nguồn hàng ổn định cho nhà thuốc, bạn cần có danh sách các mặt hàng, nhà cung cấp cũng như cách thức nhập hàng về. Dược sĩ chuyên môn cần cẩn trọng chọn ra nguồn hàng đảm bảo. Một vài gợi ý cho bạn là nhập trực tiếp từ các công ty dược, các đại lý… để lấy được nguồn hàng giá tốt và chất lượng. Luôn chủ động tìm đối tác mới tốt hơn để ngày càng cải thiện chất lượng, giá thành sản phẩm.

Thời gian có kết quả thẩm định đạt GPP của nhà thuốc sau khi đoàn thẩm định của Sở Y Tế đến nhà thuốc kiểm tra là 20 ngày. Trong thời gian này nhà thuốc đã có đầy đủ các giấy tờ để kinh doanh hợp lệ có thể lên kế hoạch và tiến hành nhập hàng để tối ưu chi phí hoạt động nhà thuốc. 

5. Triển khai các hoạt động khai trương

Hoạt động khai trương, triển khai chương trình tiếp thị tốt sẽ tiếp cận khách hàng

Hoạt động khai trương, triển khai chương trình tiếp thị tốt sẽ tiếp cận khách hàng

Sau khi đã xong xuôi các phần trên, việc của bạn trong lập kế hoạch mở nhà thuốc là có màn chào sân ấn tượng. Nghĩa là cần tổ chức hoạt động khai trương, triển khai chương trình tiếp thị tốt để tiếp cận khách hàng. Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cùng các banner bắt mắt sẽ giúp bạn tiếp cận nhanh chóng với khách hàng trong khu vực. Nếu có kinh phí đầu tư, bạn nên kết hợp với các đơn vị chuyên tổ chức, truyền thông để có được bản kế hoạch và triển khai hoàn chỉnh.

Sau chương trình khai trương, bạn cần kết nối với khách hàng qua các kênh thông tin và liên lạc của nhà thuốc như zalo hoặc fanpage và tiếp tục xây dựng các chương trình tiếp thị chia ra theo ngắn hạn và dài hạn tuỳ vào ngân sách và lợi nhuận kinh doanh của bạn.

Tạm kết

Mở nhà thuốc là bước ngoặt quan trọng sau một quá trình rèn luyện, tích lũy cả về chuyên môn và tài chính của dược sĩ. Chính vì thế bạn hãy dành thời gian tìm tòi và lập kế hoạch mở nhà thuốc chi tiết nhất có thể nhé. Với 5 bước nêu trên, hy vọng bạn đã kịp ghi lại những chú ý quan trọng và bổ sung cho kế hoạch của mình.

Bình luận

Khách hàng đã tạo website

X

Liên hệ

Tin tức nổi bật

G