5 bí quyết kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ hiệu quả nhất

5 bí quyết kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ hiệu quả nhất

Không thể phủ nhận du lịch là một trong những ngành kinh doanh phát triển, đầy hấp dẫn, tuy nhiên cũng vì thế mà sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Cùng với đó là những biến động nhanh chóng đòi hỏi nhà quản trị cần sở hữu những chiến lược kinh doanh hiệu quả cũng như nhạy bén khi kinh doanh. Mời bạn tham khảo một số kinh nghiệm kinh doanh khách sạn thành công sau đây nhé.

Kinh doanh khách sạn là gì? Các mô hình phổ biến

Kinh doanh khách sạn được hiểu là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và một số dịch vụ bổ sung khác theo nhu cầu của khách hàng để thu về doanh thu và lợi nhuận cao nhất.

Hiện nay, có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các mô hình khách sạn, dựa vào nội dung hoặc đối tượng sử dụng. Một số mô hình khách sạn phổ biến tại Việt Nam bao gồm:

Phân loại theo quy mô khách sạn

  • Khách sạn nhỏ: Khách sạn có quy mô phòng từ 1 đến 150 phòng.
  • Khách sạn vừa: Khách sạn có số lượng phòng từ 151 đến 400 phòng.
  • Khách sạn lớn: Khách sạn có quy mô phòng từ 401 đến 1500 phòng.
  • Khách sạn Mega: Khách sạn có số lượng phòng trên 1500 phòng.

Phân loại theo tính chất đặc thù

  • Khách sạn thương mại: Khách sạn thường tập trung ở các thành phố lớn hoặc các khu trung tâm thương mại. Khách hàng thường là thường nhân hoặc khách du lịch và lưu trú trong thời gian ngắn.
  • Khách sạn nghỉ dưỡng: Khách sạn thường được xây dựng tại các vùng ven biển, hải đảo, vịnh hoặc thung lũng.
  • Khách sạn sân bay: Khách sạn nằm ở gần các sân bay nhằm phục vụ các hành khách chờ bay hoặc nhân viên trên chuyến bay.
  • Khách sạn bình dân: Khách sạn thường nằm tại các bến xe, bến tàu... nhằm phục vụ các khách du lịch ba lô.

Phân loại tiêu chuẩn số sao

Đây được xem là cách phân loại khách sạn phổ biến nhất hiện nay, dựa vào các tiêu chí về trang thiết bị như số lượng phòng, các loại phòng ăn, chất lượng phục vụ, trang thiết bị trong phòng...

  • Khách sạn 1 sao: Khách sạn có quy mô từ 10 phòng trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất và đáp ứng các dịch vụ cần theo nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch. 
  • Khách sạn 2 sao: Khách sạn 2 sao là khách sạn có số lượng từ 20 phòng trở lên và đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng được quy định mà nhà nước ban hành. 
  • Khách sạn 3 sao: Khách sạn 3 sao đảm bảo có từ 50 phòng trở lên, đạt chuẩn 3 sao với các dịch vụ tiện nghi như khu tập thể dục, khu vực ăn uống, hồ bơi, phòng hội nghị…
  • Khách sạn 4 sao: Khách sạn 4 sao phải nằm ở vị trí thuận lợi, có quy mô từ 80 phòng ngủ trở lên và cần đảm bảo một số tiêu chí như có không gian xanh, có phòng hội nghị, nhà hàng, bar...
  • Khách sạn 5 sao: Khách sạn 5 sao phải có quy mô từ 100 phòng ngủ trở lên và đảm bảo đầy đủ cả về chất lượng và số lượng về cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn nhà nước như có chỗ để xe khách, dịch vụ phòng 24h, lễ tân 24h...

kinh-doanh-khach-san-la-gi

Cần chuẩn bị những gì khi kinh doanh khách sạn?

Trước khi kinh doanh khách sạn, chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng để hoạt động kinh doanh khách sạn có lời. Các yếu tố này bao gồm việc nghiên cứu thị trường, vốn, mặt bằng, giấy phép kinh doanh, xây dựng khách sạn, tuyển nhân viên.

  • Nghiên cứu thị trường: Doanh nghiệp cần tìm hiểu về chân dung khách hàng mục tiêu của mình, từ đó xây dựng loại hình khách sạn mình muốn hướng tới và đầu tư cơ sở vật chất để cạnh tranh trên thị trường.
  • Vốn: Đây là yêu cầu tiên quyết đối với bất cứ hoạt động kinh doanh nào. Đặc biệt, loại hình kinh doanh khách sạn đòi hỏi nguồn vốn lớn để cho chi phí khách sạn như xây dựng cơ sở hạ tầng, mua địa điểm, sắm tiện nghi, thuê nhân viên và duy trì khách sạn.
  • Mặt bằng: Địa điểm là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định mô hình khách sạn cũng như sự thành công khách sạn mang lại.
  • Giấy phép kinh doanh: Giấy phép kinh doanh và một số giấy chứng nhận về an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy... là điều kiện cần thiết để khách sạn hoạt động hợp pháp cũng như tạo được lòng tin nơi khách hàng.
  • Xây dựng khách sạn: Chủ khách sạn cần tính toán chính xác thời điểm khởi công để hoàn thành đúng tiến độ nhằm kinh doanh thành công, chẳng hạn như hoàn thành trước mùa hè để đón khách du lịch.
  • Tuyển nhân viên: Cuối cùng, doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên có thái độ phục vụ tận tình, chuyên nghiệp và xử lý tình huống tốt.

Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn hiệu quả nhất

Thị trường kinh doanh khách sạn ngày càng khốc liệt cùng với kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn khiến chủ doanh nghiệp phải "dắt lưng" các bí quyết, kinh nghiệm kinh doanh khách sạn hiệu quả. 

Đầu tư và nâng cấp tiện nghi khách sạn

Trước hết, khi kinh doanh khách sạn, để thu hút khách hàng thì bạn cần chú trọng đầu tư và nâng cấp tiện nghi, cơ sở hạ tầng. Những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách sạn. Bạn cần thường xuyên nâng cấp các tiện nghi cho khách hàng như chăn, ga, đệm, gối... với chất liệu mềm mại, mang lại cảm giác thoải mái cho khách hàng hoặc nâng cấp tốc độ internet trong khách sạn. 

Cung cấp đa dạng dịch vụ cho khách hàng

Khách sạn ngày nay không nên chỉ dừng lại việc đáp ứng nhu cầu ngủ nghỉ của khách hàng nữa mà cần đáp ứng nhiều nhu cầu khác. Khách hàng hiện đại có thêm cả nhu cầu tổ chức các hoạt động hội họp, gym, spa, bể bơi... khi lưu trú tại khách sạn. Vì vậy, hãy mở rộng các dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung cấp để mang lại trải nghiệm tiện lợi cho khách hàng. Ngoài ra, việc này cũng giúp khách sạn tăng thêm doanh thu cho mình bên cạnh việc bán phòng.

Đào tạo đội ngũ nhân viên khách sạn

Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, con người và chất lượng dịch vụ luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhân viên phục vụ khách hàng với thái độ thân thiện và nhiệt tình của nhân viên sẽ giúp khách hàng có ấn tượng tốt về bạn. Vì vậy, bạn cần chú trọng việc đào tạo đội ngũ nhân viên khách sạn để luôn đảm bảo phục vụ họ nhiệt tình.

Khởi tạo website khách sạn

Ngày nay, các kênh trung gian giúp khách hàng tìm được phòng mong muốn phát triển rất mạnh, tuy nhiên doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ khi đăng ký tài khoản trên OTA. Doanh nghiệp cần xây dựng cho mình 1 website khách sạn riêng để nâng cao hình ảnh thương hiệu của khách hàng cũng như cho phép khách đặt hàng và thanh toán trực tiếp ngay trên website.

Sử dụng phần mềm quản lý khách sạn

Sử dụng phần mềm quản lý khách sạn là nhu cầu không thể thiếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ ngày nay. Phần mềm quản lý khách sạn chuyên nghiệp có thể giúp doanh nghiệp tối ưu nhân lực, quản lý dễ dàng và tăng năng suất làm việc cho họ. Với 94now, phần mềm quản lý khách sạn cũng được tích hợp ngay trên website nhằm tối ưu việc quản lý và vận hành doanh nghiệp tối đa. 

Một trong những kinh nghiệm kinh doanh khách sạn hiệu quả là áp dụng công nghệ vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay cũng như trong mùa dịch Covid, công nghệ chính là lời giải cho bài toán mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Giải pháp ecommerce 94now cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả và kinh doanh thành công. 

Bình luận

Khách hàng đã tạo website

X

Liên hệ

Tin tức nổi bật

G